CÂU 2.- BÀI VĂN CÓ BỐ CỤC 3 PHẦN

2) Thân bài :

a. Giải thích : thế nào là dối trá; suy thoái về đạo đức.

- Dối trá là không trung thực, không thành thật, nói và làm không thống

nhất với nhau nhằm một mục đích không tốt đẹp.

- Suy thoái về đạo đức là không tuân theo những chuẩn mực đạo đức mà xã

hội quy định, là sự suy sụp và băng hoại về đạo đức. Ví dụ : sống bên trong một

đằng, bên ngoài một nẻo; “khẩu phật tâm xà”; không tôn trọng luật pháp…

b. Bàn luận :

- Vì sao nói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời

sống xã hội?

+ Làm cho mọi người nhìn nhận vấn đề không đúng với bản chất theo ý

đồ của mình (dẫn chứng).

+ Làm cho mọi chuẩn mực không được nhìn nhận đúng (dẫn chứng).

+ Gây ra nhiều tác hại nguy hiểm về đạo đức, làm cho cuộc sống không

ổn định (dẫn chứng).

+ Tạo ra sự đau khổ và căm ghét trong lòng người khác khi họ biết mình

bị dối trá (dẫn chứng).

- Làm thế nào để ngăn chặn thói dối trá trong xã hội :

+ Từ trong gia đình, nhà trường, xã hội phải tôn trọng mọi chuẩn mực về

đạo đức đã được quy định.

+ Bản thân mỗi người phải ý thức dối trá được hôm nay không dối trá

được mãi mãi.

+ Tuy nhiên đôi khi có những lời nói dối “nhân đạo”. Ví dụ : không nói

với người bệnh khi họ bị bệnh nan y hoặc khi muốn dấu đi một sự thật có thể

gây nguy hiểm cho người khác.

c. Mở rộng :

- Sống trung thực là biểu hiện cao đẹp nhất của người có nhân cách.

- “Vương quốc của những người nói dối rộng khắp thế gian” chúng ta cần

kiên trì, bình tĩnh và có bản lĩnh khi sống chung với những người nói dối, kiên

quyết đấu tranh để loại bỏ thói nói dối.