QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN Ở SINH VẬT NHÂN SƠ  THỜI ĐIỂM

3. Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ  Thời điểm: Pha S/ kỳ trung gian của chu kỳ tb Nguyên tắc: BS + bán bảo toàn Cơ chế: Gồm 3 bước : - Bước 1 : Tháo xoắn phân tử ADNNhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc tái bản (hình chữ Y) và để lộ ra 2 mạch khuôn. - Bước 2 : Tổng hợp các mạch ADN mớiADN - pôlimerara xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 5’ → 3’ (ngược chiều với mạch làm khuôn). Các nuclêôtit của môi trường nội bào liên kết với mạch làm khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – T, G – X). Trên mạch mã gốc (3’ → 5’) mạch mới được tổng liên tục. Trên mạch bổ sung (5’ → 3’) mạch mới được tổng hợp gián đoạn tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki), sau đó các đoạn Okazaki được nối với nhau nhờ enzim nối. - Bước 3 : Hai phân tử ADN được tạo thànhCác mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó → tạo thành phân tử ADN con, trong đó một mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo tồn). * Quá trình nhân đôi ở sinh vật nhân thực : Cơ chế nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực về cơ bản giống với sinh vật nhân sơ, chỉ khác: - Tế bào nhân thực có nhiều phân tử ADN kích thước lớn  Quá trình nhân đôi xảy ra ở nhiều điểm khởi đầu trong mỗi phân tử ADN → nhiều đơn vị tái bản. - Có nhiều loại enzim tham gia.