* NỘI DUNG – YÊU CẦU

8.1.Thể loại miêu tả:

* Nội dung – Yêu cầu:

Miêu tả là dùng lời văn có hình ảnh, làm hiện ra trước mắt người đọc bức tranh cụ

thể về một cảnh, một người, một vật đã làm ta chú ý và cảm xúc sâu sắc. Người tả phải

nắm vững cảnh, vật mình định tả có những nét gì nổi bật, đặc sắc và diễn tả lại bằng từ

ngữ giàu sức gợi cảm, cho thấy rõ hình khối, kích thước, màu sắc, âm thanh, hương

vị,...và những cảm giác vui, buồm, ngạc nhiên, thích thú,...khi nhìn cảnh, vật.

Cầm trên tay chiếc bút máy, ta có thể tháo rời để xem nó có những bộ phận gì: nắp bút,

thân bút, ngòi bút; Riêng nắp bút lại gồm: nắp nhựa, đai sắt, ghim cài, ốc chốt. Nếu chỉ

mới nêu tên thế thôi thì đó là kể. Tả là phải nói cụ thể hơn, làm cho người đọc, người

nghe như trông thấy trước mắt từng bộ phận của nó: Vuông, tròn, to, nhỏ, dài, ngắn ra

sao, có màu sắc gì?...lại thấy cả tình cảm gắn bó giữa người với bút. Nhìn cảnh, vật ta

nhìn bằng mắt và cả bằng tấm lòng yêu ghét của mình. Bài tả phải vừa gợi hình, vừa gợi

cảm, phải đạt được những yêu cầu sau:

-

Tả giống với thực tế.

-

tả cụ thể và có thứ tự.

-

Tả gắn với tình người.

Đối với HSG, những yêu cầu trên được nâng cao hơn, cụ thể:

-

Tả có những nét tinh tế.

-

Tả sinh động.

-

Cảm xúc lồng vào các nét tả tự nhiên và đậm đà.

* Phương pháp chung:

Nhằm đạt được những yêu cầu trên, cần làm tốt mấy việc dưới đây:

- Quan sát trực tiếp và tỉ mỉ cảnh, vật, người định tả: Sự tiếp xúc hàng ngày chỉ

cho ta những nhận biết hời hợt, chung chung, chơa toàn diện. Có quan sát kĩ, nhiều mặt,

nhiều lượt, bằng nhiều giác quan (nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm) thì mới cónhững hiểu biết

đầy đủ, phong phú và chính xác. Quan sát trực tiếp còn cho ta những cảm xúc "nóng

hổi" để đưa vào bài viết, tránhđược tẻ nhạt.

- Quan sát tìm ý đi đôi với tìm từ ngữ để diễn tả đúng và sinh động điều đã quan

sát được.

- Cân nhắc để chọn được một thứ tự sắp xếp các chi tiết sẽ tả mà mình coi là thích

hợp hơn cả. Thông thường, ta trình bày theo thứ tự không gian (từ bao quát toàn thể đến

các bộ phận chi tiết, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới,...). Ta cũng

có thể trình bày theo thứ tự thời gian (điều gì thấy trước, diễn ra trước thì tả trước); hoặc

theo thứ tự tâm lí (nét gì mình chú ý nhiều nhất hoặc cho là quan trọng nhất thì tả trước).

Đó là phần thân bài. Một bài văn miêu tả hoàn chỉnh phải gồm đủ 3 phần: MB, TB, KB.