Câu 1 (5,0 điểm). Đọc câu chuyện sau:
Bàn tay yêu thương
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các
em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà,
những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn
toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lớt: bức
tranh vẽ một bàn tay.
Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu
tượng này. Một em phán đoán: "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự
lại: "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....". Cô giáo
đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lớt cười ngượng nghịu:
"Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".
Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt
Đắc-gờ-lớt ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn
như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu
ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Đắc-gờ-
lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.
(Trích Quà tặng cuộc sống, dẫn theo Ngữ văn 6, tập 1)
1. Giải nghĩa từ “biểu tượng” .
Đặt một câu có sử dụng từ này ở bộ phận vị ngữ. (1,0 điểm)
2. Trong câu chuyện trên, nhân vật Đắc-gờ-lớt được miêu tả như thế nào?
Bức tranh Đắc-gờ-lớt vẽ có gì khác lạ so với tranh của các bạn? (1,5 điểm)
3. Vì sao bức tranh ấy được coi là “một biểu tượng của tình yêu thương”?
(1,5 điểm)
4. “ Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng
hóa ra đối với Đắc-gờ-lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của
tình yêu thương”.
Còn em, từ câu chuyện trên em hiểu ra điều gì? Em thấy mình cần phải làm gì
khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc
sống? (1,0 điểm)
Bạn đang xem câu 1 - Đề thi HSG môn Ngữ Văn 6 huyện Trực Ninh năm 2017-2018 có đáp án