52,5 × 100 = 800 (HỌC SINH) HOẶC

420 : 52,5 × 100 = 800 (học sinh) Hoặc: 420 × 100 : 52,5 = 800 (học sinh) b. Bước 2: Yêu cầu học sinh phát biểu quy tắc: Muốn tìm một số biết 52,5% của nó là 420, ta có thể lấy 420 chia cho 52,5 rồi nhân với 100 hoặc lấy 420 nhân với 100 rồi chia cho 52,5. c. Bước 3: Giúp học sinh rút ra bài toán tổng quát của dạng toán này là: - Muốn tìm một số (A) biết một số phần trăm của nó (n%) là số cho trước (N) ta lấy số đã biết (N) chia cho số phần trăm tương ứng (n%) rồi nhân với 100.. Hoặc lấy số đã biết (N) nhân với 100 ( n) rồi chia cho số phần trăm tương ứng (n%). Ta có công thức: A= N : n

100 Hoặc A= N

100 : n * Cách giải: Muốn tìm một số biết giá trị tỉ số phần trăm của số đó ta lấy số đã cho chia cho số chỉ số phần trăm rồi nhân với 100 hoặc lấy số đã cho nhân với 100 rồi chia cho số chỉ số phần trăm . Tức là : A = N : n( số chỉ số phần trăm đã cho) x 100 (800 = 420 : 52,5 × 100) Hoặc : A = N× 100 : n( số chỉ số phần trăm đã cho) (800 = 420 × 100 : 52,5) * Bài tập áp dụng: Năm vừa qua một nhà máy chế tạo được 1590 ô tô. Tính ra, nhà máy đã đạt 120% kế hoạch. Hỏi theo kế hoạch, nhà máy dự định sản xuất bao nhiêu ô tô? - Để giải bài toán này, tôi hướng dẫn học sinh xác định: + N là số đã cho: 1590 ô tô +Tỉ số phần trăm đã cho: 120% (n%) + A là số phải tìm ( số ô tô nhà máy dự định sản xuất) Áp dụng cách giải trên, ta có: Số ô tô nhà máy dự định sản xuất là: 1590 × 100 : 120 = 1325 (ô tô) Đáp số: 1325 ô tô * Một số lưu ý khi dạy dạng 3: - Khi chữa bài giáo viên cần nhấn mạnh bước tìm giá trị của 1%. - Khi giải các bài toán dạng 3 này học sinh rất hay bị nhầm lẫn với các bài toán dạng 2 nên trong quá trình giảng dạy giáo viên cần cho học sinh nắm chắc và sử dụng thành thạo cách tìm một số khi biết một giá trị phần trăm của số đó. Cho học sinh phân biệt sự khác nhau của hai dạng bài này. - Khi giải các bài toán về tính tiền lãi, tiền vốn, giáo viên cần cho học sinh hiểu rõ cách tính tiền lãi, tiền vốn: Tiền lãi = Tiền bán - Tiền vốn ( Nếu bán có lãi) Tiền lỗ = Tiền vốn - Tiền bán ( Nếu bán bị lỗ) Tiền vốn không thay đổi mà chỉ có tiền bán và tiền lãi thay đổi. - Có thể sử dụng các sơ đồ hay các mô hình để phân tích nhằm giúp học sinh tự phát hiện ra đường lối để giải bài toán, tránh những sai sót không đáng có. - Sau khi học sinh đã nắm được ba dạng cơ bản của bài toán về tỉ số phần trăm giáo viên cần tổ chức cho học sinh luyện tập các bài toán tổng hợp cả ba dạng để củng cố cách giải, rèn kĩ năng và phân biệt sự khác nhau của ba dạng bài đó cho học sinh nắm chắc, không nhầm lẫn khi giải. * Tổng kết Để giúp học sinh có cái nhìn một cách tổng quát các bài toán về tỉ số phần trăm đã học, tránh nhầm lẫn khi tiếp xúc, có thể giúp các em hệ thống lại như sau: Dạng 1: Tìm tỉ số phần trăm của hai số “Cho A và B. Tìm tỉ số phần trăm của A và B” * Cách giải: + Lập tỉ số : A : B + Tìm thương dưới dạng số thập phân rồi nhân nhẩm thương với 100 và viết kí hiệu % vào bên phải tích vừa tìm được. Dạng 2: Tìm giá trị một số phần trăm( n%) của một số cho trước. Tìm giá trị một số phần trăm (n%) của số (N) cho trước. * Cách giải: A = N x n ( số chỉ số phần trăm đã cho) : 100 ( A = N: 100 x n% ) Hoặc : A = N : 100 × n (số chỉ số phần trăm đã cho)

N

n

%

A

100

Dạng 3: Tìm một số biết một số phần trăm (n%) của nó là một số cho trước. Tìm một số (A) biết một số phần trăm của nó (n%) là số cho trước (N). A = N : n( số chỉ số phần trăm ) x 100 Hoặc: A = N x 100 : n (số chỉ số phần trăm )

A

N

%

n