THIẾT KẾ TUYẾN TRÊN HÌNH CẮT DỌC

Bài 5: Phân phối đất trên trắc dọc

Trên trắc dọc có đoạn đào, đoạn đắp, với những đoạn đắp có thể tận dụng

đất đào ra để đắp hoặc lấy đất từ mỏ, thùng đấu... trong phạm vi phần này chúng ta

nghiên cứu cách xác định lấy đất đào ở nền đào ra vận chuyển đến chỗ đắp như thế

nào cho hợp lý, tức là xác định đoạn nào thì điều phối trên trắc dọc để đắp, đoạn

nào thì lấy đất từ mỏ, thùng đấu...để có giá thành đào đắp rẻ nhất.

Để làm được việc đó ta nghiên cứu về đường cong khối lượng (Còn gọi là

đường cong tích luỹ) và đường phân phối đất.

5.1Đường cong khối lượng

5.1.1 Khái niệm:

Đường cong khối lượng là đường biểu thị khối lượng đã được cộng dồn từ

điểm đầu tới điểm cuối tuyến (cuối đoạn đang xét), tung độ của đường cong khối

lượng tại điểm nào đó bằng khối lượng cộng dồn từ đầu tới điểm đó(hay mặt cắt

đó).

5.1.2 Cách vẽ đường cong khối lượng:

-Chọn hệ trục toạ độ vuông góc có điểm gốc O trùng điểm đầu của trắc dọc.

Trục hoành nằm ngang biểu diễn chiều dài có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ chiều dài

trắc dọc, trục tung biểu thị khối lượng có tỷ lệ tuỳ chọn (tuỳ theo khối lượng).

-Cộng dồn khối lượng từ điểm đầu tới điểm cuối với quy ước khối lượng đào

mang dấu (+), khối lượng đắp mang dấu (-)(Lập bảng khối lượng) và tại vị trí mỗi

cọc ta đánh dấu tung độ biểu thị khối lượng cộng dồn tới cọc đó.

-Nối các điểm đã đánh dấu ta được đường cong khối lượng hay đường cong

tích luỹ.

* Chú ý: Khi nối các điểm đã đánh dấu phải nối thành đường cong trơn.

5.1.3 Ví dụ:

Trên một đoạn tuyến có bảng khối lượng sau, hãy vẽ đường cong khối lượng

đất đá:

Khối lượng KLcộng dồn

Tên cọc K/cách

Đào(m

3

) Đắp(m

3

)

(m

3

)

(m)

1

15 100

2 100

20 150

3 250

10 200

ĐX 450

15 300

4 150

20 250

5 -100

20 300

H2 -400

ĐX -500

6 -200

20 250

7 50

25 200

8 250

5.1.4 Tính chất của đường cong khối lượng đất đá:

-Hiệu số tung độ giữa hai điểm trên đường cong khối lượng bằng khối lượng

giữa hai điểm đó.

- Trên đường cong khối lượng đoạn đi lên ứng với nền đường đào, đoạn đi

xuống ứng với nền đường đắp.

- Các điểm cực đại của biểu đồ ứng với các điểm chuyển từ đào sang đắp,

các điểm cực tiểu ứng với các điểm chuyển từ đắp sang đào.

- Đoạn thoải khối lượng ít, đoạn dốc khối lượng nhiều.