CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG THỜI KỲ CẢ NƯỚC THỰC HIỆN HAI...

3- Công tác tổ chức xây dựng Đảng trong thời kỳ cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến

lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất

đất nước (1955-1975).

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, thi hành Hiệp định Giơnevơ, nước ta tạm thời bị chia làm 2

miền: miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội;

miền Nam còn bị sự thống trị của chế độ thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ. Cách mạng nước ta

đứng trước thời kỳ lịch sử mới đầy khó khăn và thử thách.

Tại Hội nghị lần thứ 10, họp vào tháng 9 năm 1956, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) đã

nghiêm khắc kiểm điểm và vạch rõ: “… trong cuộc vận động này chúng ta đã phạm những sai lầm

nghiêm trọng trên một số vấn đề có tính chất nguyên tắc”. Đó là vi phạm đường lối giai cấp của

Đảng, vận dụng máy móc kinh nghiệm của nước ngoài một cách “tả khuynh” trong quá trình thực

hiện cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức; vi phạm nặng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt

Đảng; rơi vào “chủ nghĩa thành phần” trong công tác phát triển đảng viên, v.v… Những sai lầm, thiếu

sót đó đã làm cho lực lượng của Đảng bị suy yếu, tổn thất, uy tín của Đảng bị giảm sút.

Ba năm tiếp theo (1958-1960), công tác tổ chức tập trung phục vụ việc hoàn thành kế hoạch cải tạo

nông nghiệp, thủ công nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh, đưa đại bộ phận nông dân,

nhũng người lao động thủ công vào các hợp tác xã, v.v…

Ở miền Nam, ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, vào tháng 10 năm 1954, Xứ ủy Nam Bộ

và Khu ủy khu V được thành lập theo nghị quyết của Bộ Chính trị (tháng 9-1954). Tháng 8 năm