*SAU KHI NẮM CHẮC ĐỀ BÀI (Ở BƯỚC 1), CÁC EM KHÔNG ĐƯỢC VỘI VÀNG VIẾT NGAY BÀI LÀM, VÌ NHƯ THẾ Ý TƯỞNG SẼ LỘN XỘN, KHÓ SẮP XẾP

6.2.Tìm ý - Lập dàn bài:

*Sau khi nắm chắc đề bài (ở bước 1), các em không được vội vàng viết ngay bài

làm, vì như thế ý tưởng sẽ lộn xộn, khó sắp xếp. Cần lập một dàn bài chi tiết gồm 3

phần: MB, TB, KB.

*Để lập dàn bài cho một bài văn, các em cần đi theo các bước sau:

- Bước 1: Chuẩn bị một tờ giấy nháp trắng để nhập toàn bộ nội dung của dàn ý

trên cùng một mặt giấy để tiện theo dõi (không nên ghi dàn ý vào 2 mặt của tờ giấy vì

như thế sẽ khó quan sát được toàn bộ các ý chính cần có của bài văn).

- Bước2: Ghi sẵn 3 phần lớn của bài văn: 1.MB / 2.TB / 3.KB (Viết phần 1 xong

để cách khoảng 2-3 dòng rồi mới ghi phần 2; phần 3 ghi xuống cuối tờ nháp, chỉ cần 2-3

dòng là đủ. Các khoảng trắng để ta nhập các ý cần phải có ở mỗi phần vào.

- Bước 3: Nhớ lại những đặc điểm về thể loại, nhớ lại đặc điểm dàn bài chung của

thể loại, dựa vào ý chính của đề để lập một dàn bài chi tiết cho bài văn mình chuẩn bị

viết.

Tuỳ theo thể loại và ý chính của đề, ta tìm ý có liên quan đến đề bài. Tìm những

ý chính (sẽ nói rõ ở phần chính) và những ý phụ (sẽ nói sơ qua ở phần phụ). Viết nhanh

ra giấy nháp những ý đã tìm hoặc đã suy nghĩ được trong đầu óc.

Ta có thể ví dàn bài của một bài văn giống như một cái sườn nhà. Có dựng được

sườn rồi mới thì mới có thể lợp mái, đóng vách, ráp cửa, tô quét,...

Trong dàn bài, ta sắp xếp các ý cho có thứ tự, điều gì đáng nói trước, điều gì nên

để sau. Tránh những ý nhắc đi nhắc lại. Phần MB có những ý gì? TB có mấy đoạn? đoạn

nào trọng tâm?(Trong những ý lớn có những ý nhỏ nào?). Phần KB nên có những ý gì?

Ghi nhanh xong dàn bài, đọc lại để sửa hoặc thêm những ý cần thiết, bỏ những ý thừa.