TRỢ TỪ, THÁN TỪ, TÌNH THÁI TỪ

2. Từ loại: Trợ từ, thán từ, tình thái từ.

a. Trợ từ.

- Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ

đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

Ví dụ: những, có, chính, đích,...

b. Thán từ: Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của

người nói hoặc dùng để gọi đáp.

- Thán từ được chia làm hai loại:

+ Thán từ dùng để biểu lộ tình cảm: ôi, ối, ái, ồ, à, chà, eo ơi, này, hỡi ơi, trời ơi, khổ

quá, cha mẹ ơi, chết…

Ví dụ: - Hỡi ơi lão Hạc! (Nam Cao)

- Trời ơi, mẹ nói mãi mà con không nghe.

+ Thán từ gọi đáp: hỡi, ơi, ê, vâng, dạ…

Ví dụ: Vâng, con sẽ làm bài tập.

c. Tình thái từ.

- Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu theo mục đích nói (nghi vấn, cầu

khiến, cảm thán) và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói .

Ví dụ 1: Em chào cô ạ! (từ “ạ” biểu thị thái độ kính trọng của HS đối với cô giáo.

Ví dụ 2: Bạn đã làm xong bài rồi ư? (từ “ư” biến cả câu thành nghi vấn)

- Chức năng của tình thái từ:

+ Tạo câu theo mục đích nói:

. Tạo câu nghi vấn: à, ư, chứ, hả, phỏng, chăng...

Ví dụ: Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng.

Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn?

(Ca dao)

. Tạo câu cầu khiến: đi, nào, thôi, với

Ví dụ: Nhanh lên nào, anh em ơi!

. Tạo câu cảm thán: thay, thật:

Ví dụ1: Sướng vui thay, miền Bắc của ta!

(Trên miền Bắc mùa xuân,Tố Hữu)

Ví dụ2: Ồ tất cả của ta đây, sướng thật!

(Đường sang nước bạn,Tố Hữu)

- Biểu thị sắc thái tình cảm: à, ạ, nhé, cơ, mà, kia, thôi...

Ví dụ: Thế nó cho bắt à?

(Nam Cao)

II. Thực hành.