DUNG TÚNG, BAO CHE, KHÔNG XỬ LÝ, XỬ LÝ KHÔNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP...

7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật

đối với hành vi bạo lực gia đình.

* Câu 10:

Bạo lực gia đình đang là một tệ nạn xã hội gây hậu quả ở nhiều mức độ lên đời

sống gia đình và xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Bạo lực

gia đình là tác nhân gây ra những hậu quả tai hại về cuộc đời, nhân cách của con

người, gián tiếp tạo nên mầm mống các tệ nạn và tội phạm nguy hiểm khác trong xã

hội. Tôi nhận thấy, nguyên nhân gốc rễ của nạn bạo lực là sự bất bình đẳng giới, bất

bình đẳng về quyền lực; sự thiếu hiểu biết về pháp luật và nhận thức của những thành

viên trong gia đình (người gây ra bạo lực và bị bạo lực) về bạo lực gia đình còn hạn

chế; các thành viên thiếu các kỹ năng ứng xử, cách giải quyết phù hợp khi trong gia

đình có sự mâu thuẫn, xung đột. Ngoài ra, tình trạng cờ bạc, rượu chè, nghèo đói,

thiếu việc làm, kết hôn sớm, ép kết hôn, ngoại tình cũng là những yếu tố góp phần

dẫn đến bạo lực gia đình.

Là một thành viên trong gia đình, theo tôi - cần tuyên truyền, giáo dục nâng

cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc

thực hiện chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới; cải tiến nhận

thức để tự chuyển hóa thành những thành viên tốt thông qua sự thực hành những quy

luật đạo đức nhất định; tăng cường phòng chống bạo lực trong gia đình và phòng

chống sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào gia đình thông qua báo đài, giáo dục phòng

chống tệ nạn gia đình và tệ nạn xã hội… là việc làm hết sức cần thiết; phát huy các

phong tục, tập quán tốt đẹp, sử dụng các biện pháp giáo dục, tư vấn cho các thành

viên gia đình và vận động gia đình xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn

nhân và gia đình. Bên cạnh đó, tôi xem việc xây dựng đời sống văn hoá gia đình như

là một phương án hạn chế tệ nạn bạo lực gia đình.

Điều cần thiết khi tạo một gia đình là mỗi người cần ý thức được gia đình là tổ

ấm của chính mình, nên dành trọn thời gian cho sự họp mặt gia đình ít nhất một lần

trong ngày. Học hỏi cách thức tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng trong cư xử, xoá chủ

nghĩa trọng nam khinh nữ; Thương yêu nhau cũng là nền tảng để thành lập hạnh

phúc gia đình. Yêu thương không những được biểu lộ qua những cử chỉ hành động

lời nói mà còn là cách cư xử và lòng hy sinh, chấp nhận thiệt thòi. Nguyên nhân

những mối bất hòa trong gia đình là vì thiếu sự yêu thương nhau. Nếu không có yêu

thương thì không thể hy sinh cho nhau, không thể chịu đựng những tánh xấu lẫn

nhau. Thiếu yêu thương thì dù có giàu sang, học thức, chức phận, sức khỏe nhưng

vẫn bực bội nhau, con cái bất hòa, đổ nát cho gia đình. Trái lại, gia đình đơn sơ

nghèo thiếu nhưng biết yêu thương, hy sinh, chia sẻ thì vẫn có hạnh phúc. Những

điều đạo đức nêu trên được thực hành đầy đủ trong mỗi gia đình thì chắc chắn tất cả

thành viên trong gia đình sẽ đồng lòng yêu thương nhau, biết nghĩ đến nhu cầu của

nhau, biết hy sinh cho nhau. Đây cũng chính là hình ảnh của hạnh phúc. Muốn gia

đình được hạnh phúc lâu bền, không gì hơn là xây dựng lại tình yêu thương, củng cố

lại đạo đức của mỗi thành viên trong gia đình.

Tóm lại, gia đình là tế bào của xã hội, tôi chú trọng việc xây dựng gia đình

hạnh phúc, văn minh, văn hóa, no ấm, bình đẳng và tiến bộ, tạo ra môi trường quan

trọng nuôi dưỡng nhân cách từng cá nhân trong gia đình. Gia đình có hạnh phúc thì

xã hội mới phồn vinh.