NHỮNG ĐIỂM MỚI, QUAN TRỌNG VỀ VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG CỦA QUỐC HỘI, C...

Câu 6. Những điểm mới, quan trọng về vị trí, chức năng của Quốc hội,

Chính phủ, Tòa án nhân dân trong Hiến pháp năm 2013. Phân tích điểm

mới về mối quan hệ giữa các cơ quan đó trong thực hiện quyền lực Nhà

nước?

Trả lời: Những điểm mới, quan trọng về vị trí, chức năng của Quốc hội,

Chính phủ, Tòa án nhân dân trong Hiến pháp năm 2013

- Quốc hội (Chương V)

Về Quốc Hội Sửa đổi, bổ sung Điều 83 của Hiến pháp 1992, khẳng định

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước

cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện

quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám

sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (Điều 69). Bổ sung thẩm quyền của

Quốc hội trong việc phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán

Tòa án nhân dân tối cao (khoản 7 Điều 70) để phù hợp với yêu cầu đổi mới mô

hình Tòa án nhân dân, làm rõ hơn vai trò của Quốc hội trong mối quan hệ với cơ

quan thực hiện quyền tư pháp, đồng thời nâng cao vị thế của Thẩm phán theo tinh

thần cải cách tư pháp. Bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc giám sát, quy

định tổ chức và hoạt động, quyết định nhân sự đối với Hội đồng bầu cử quốc gia,

Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập ( Điều 70). Tiếp tục

quy định việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu

hoặc phê chuẩn (khoản 8 Điều 70).

- Chính phủ (Chương VII)

Hiến pháp năm 2013 kế thừa đồng thời bổ sung để thể hiện một cách toàn

diện tính chất, vị trí, chức năng của Chính phủ. Điều 109 Hiến pháp năm 2013:

“Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc

hội”. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến VN, Hiến pháp chính thức

khẳng định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Đây là cơ sở pháp

lý quan trọng giúp xác định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn, vai trò của Chính phủ trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, xây

dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Hiến pháp đã thay đổi cách thức quy định về hình thức ban hành văn bản

quy phạm pháp luật của Chính phủ. Hiến pháp năm 1992 quy định cụ thể các

hình thức ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ

trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Các quy định này đã được sửa đổi bởi

Luật Ban hành văn bản quy phạm năm 2008. Để phù hợp với thực tiễn xây dựng

pháp luật ở nước ta và hiến pháp nhiều nước trên thế giới, Điều 100 Hiến pháp

năm 2013 sửa lại là:“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ

quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của

mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật

theo quy định của luật”.

Hiến pháp phân định cụ thể thẩm quyền của Chính phủ trong việc tổ chức

đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch

nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước

quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy

định tại khoản 14 Điều 70 của Hiến pháp.

- Tòa án nhân dân (Chương VIII)

Hiến pháp 2013 bổ sung quy định Tòa án nhân dân thực hiện quyền Tư

pháp (Điều 102). Sửa đổi quy định về hệ thống tổ chức Tòa án (khoản 2 Điều

102) cho phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp theo hướng không xác định

cấp Tòa án cụ thể trong Hiến pháp mà để luật định, làm cơ sở hiến định cho việc

tiếp tục đổi mới hoạt động tư pháp, phù hợp với yêu cầu của Nhà nước pháp

quyền.

- Về mối quan hệ giữa Chính phủ với Quốc hội, Tòa án nhân dân:

+ Về mặt tổ chức

+ Phương thức hoạt động

+ Trong hoạt động lập pháp

+ Trong hoạt động giám sát

+ Trong việc giải quyết những vẫn đề quan trọng của đất nước